Dạy học trực tuyến thời COVID: biến thách thức thành cơ hội như thế nào?

Dạy học trực tuyến thời COVID

Đại dịch COVID-19 bùng phát và lây lan mạnh mẽ trong thời gian gần đây gây ra sự trì hoãn “không thời hạn” cho ngành giáo dục. Trong suốt thời gian dịch bệnh diễn ra vừa qua, nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cho học sinh, sinh viên, nhiều trường học buột phải tạm ngừng việc học và cho các em tự ôn tập tại nhà. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời, nếu dịch bệnh không có dấu hiệu suy giảm, việc tạm ngừng giảng dạy và học tập trong thời gian dài không chỉ gây lãng phí thời gian, mà còn ảnh hưởng không tốt đến chất lượng học tập của các em. Vì vậy, câu hỏi lớn đặt ra ở đây là: Nên tiếp tục tạm nghỉ hay bắt đầu lại việc giảng dạy để theo kịp chương trình đào tạo?

Đây không chỉ là sự lo lắng, trăn trở của các bậc phụ huynh mà còn là thách thức lớn lao mà ngành giáo dục đang phải đối mặt trong việc quyết định con đường phát triển cho thế hệ tương lai – những mầm non của đất nước. Để giải quyết thực trạng này, tháng 6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia, trong đó giáo dục là 1 trong 8 lĩnh vực được ưu tiên triển khai. Hay nói cách khác, thay vì đến trường học, các em học sinh, sinh viên có thể tham gia các lớp học trực tuyến thông qua máy tính, điện thoại,….có kết nối Internet kèm theo cài đặt phần mềm học trực tuyến chuyên dụng.

Giáo dục trực tuyến là gì?

Giáo dục trực tuyến (hay còn gọi là e-learning) là phương thức học ảo thông qua một thiết bị kết nối mạng với một máy chủ ở nơi khác có lưu trữ sẵn bài giảng điện tử và phần mềm cần thiết để có thể hỏi/yêu cầu/ra đề cho học sinh học trực tuyến từ xa. Giáo viên có thể truyền tải hình ảnh và âm thanh qua đường truyền băng thông rộng hoặc kết nối không dây (WiFi, WiMAX), mạng nội bộ (LAN). Mở rộng ra, các cá nhân hay các tổ chức đều có thể tự lập ra một trường học trực tuyến (e-school) mà nơi đó vẫn nhận đào tạo học viên, đóng học phí và có các bài kiểm tra như các trường học khác.

Dạy học trực tuyến thời COVID
Học sinh có thể tham gia các lớp học trực tuyến ngay tại nhà

Với giải pháp dạy học trực tuyến, nhà trường có thể tổ chức đào tạo trực tuyến mọi lúc mọi nơi, truyền đạt thông tin, kiến thức đến các em học sinh mà không lo ngại về vấn đề truyền nhiễm dịch bệnh. Chỉ cần trang bị máy tính, điện thoại hoặc máy tính bảng,…có kết nối Internet, học sinh có thể tham gia các lớp học ngay tại nhà, tự do lựa chọn khung giờ học bất cứ lúc nào. Phương pháp giảng dạy trực tuyến giúp tiết kiệm thời gian, chi phí từ 20-40% so với phương pháp giảng dạy truyền thống nhờ hạn chế sự phân tán và thời gian đi lại.

Dạy học trực tuyến thời COVID – biến thách thức thành cơ hội

Mặc dù hình thức đào tạo trực tuyến còn hạn chế với nhiều khuyết điểm, nhưng với phương châm “tạm ngừng đến trường nhưng không ngừng học”, những nỗ lực chuyển đổi số, áp dụng công nghệ trong giảng dạy đang dần được các trường học và cơ sở đào tạo áp dụng và phát triển mạnh mẽ. Cùng với thời gian, phương thức này dần mang lại những hiệu quả tích cực và thể hiện được nhiều ưu điểm mà mọi người không ngờ đến.

Dạy học trực tuyến mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục cho học sinh

Theo Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học – Thái Văn Tài, khi xây dựng Dự thảo Thông tư ban hành quy định quản lý tổ chức dạy học trực tuyến đối với các cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên, Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định mục đích của việc dạy học trực tuyến là để mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục cho học sinh, đặc biệt là khi các em không thể đến được trường vì những lí do khách quan.

Phương thức này còn bổ trợ cho việc dạy học trực tiếp trên lớp, giúp nâng cao hiệu quả công tác dạy học, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục và khuyến khích sự sáng tạo của giáo viên, học sinh.

Dạy học trực tuyến cũng tạo cơ hội cho giáo viên, học sinh được chủ động tiếp cận nguồn học liệu hữu ích trên Internet để phục vụ việc giảng dạy và học tập. Thông qua dạy học trực tuyến, cả giáo viên và học sinh được nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học, góp phần đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá.

Như vậy, dạy học trực tuyến tạo điền kiện cho học sinh và giáo viên có cơ hội hình thành và phát triển nhiều năng lực như: “Tự chủ và tự học”, “năng lực tin học”, “năng lực công nghệ”, “giải quyết vấn đề và sáng tạo”.

Đây cũng là 4 trong số 10 năng lực cốt lõi mà chương trình giáo dục phổ thông mới đặt mục tiêu hình thành và phát triển cho người học.

Không tạo áp lực đối với giáo viên và học sinh khi dạy học trực tuyến

Dự thảo Thông tư ban hành quy định quản lý tổ chức dạy học trực tuyến đối với các cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên của Bộ Giáo dục và Đào tạo đặt nguyên tắc đối với việc dạy học trực tuyến là phải “đảm bảo thực hiện đúng, có chất lượng, hiệu quả, nội dung dạy học theo quy định; phù hợp với kĩ năng của giáo viên, khả năng lĩnh hội và đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh”.

Đặc biệt, “không tạo ra áp lực đối với giáo viên và học sinh” trong việc tổ chức thực hiện dạy học trực tuyến.

Việc công nhận kết quả dạy và học trực tuyến phải dựa trên cơ sở đánh giá chính xác, khách quan kết quả học tập của học sinh và theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đánh giá, xếp loại học sinh.

Điều 7 của Dự thảo Thông tư quy định việc Đánh giá và xét, công nhận kết quả học tập trực tuyến đã nêu rõ:

Đánh giá thường xuyên kết quả học tập của học sinh được thực hiện trong quá trình dạy học trực tiếp hoặc trực tuyến; Đánh giá định kỳ kết quả học tập của học sinh được thực hiện tại cơ sở giáo dục phổ thông theo quy định.

Điều này có nghĩa, việc đánh giá thường xuyên kết quả học tập của học sinh dù học theo phương thức trực tuyến hay trực tiếp đều có thể thực hiện bằng hình thức trực tuyến. Tuy nhiên đánh giá định kỳ buộc phải thực hiện bằng hình thức trực tiếp và tập trung tại cơ sở giáo dục phổ thông.

Việc xét và công nhận kết quả học tập trực tuyến của học sinh được thực hiện như hình thức học tập trực tiếp.

Nguồn: Thùy Linh (https://giaoduc.net.vn/)

Áp dụng dạy học trực tuyến thành công tại nhiều trường học

Những đợt dịch trước, cả giáo viên và học sinh còn gặp khó khăn trong việc dạy và học trực tuyến thì đến nay, việc học trực tuyến đã được các trường, giáo viên và học sinh chuẩn bị tâm thế chủ động và sẵn sàng. Ðối với bậc tiểu học, nhất là các lớp 1, 2, 3, việc học trực tuyến nhận được sự quan tâm của dư luận xã hội nhiều nhất bởi đây là lứa tuổi còn nhỏ, khó tập trung, cần sự quan tâm, hỗ trợ của phụ huynh học sinh và giáo viên.

Cô giáo Trần Thị Bích Liên, Hiệu trưởng Trường tiểu học Tràng An (Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết: Nhà trường bố trí giờ học trực tuyến cho học sinh khối lớp 1 vào buổi tối để phụ huynh học sinh đồng hành, hỗ trợ các con trong học tập. Thời gian học mỗi ngày chỉ kéo dài tối đa ba tiết và có giờ nghỉ giải lao để các con cảm thấy thoải mái, không bị mệt mỏi và ảnh hưởng tới thị lực khi tiếp xúc nhiều với máy tính.

Chị Nguyễn Thu Hằng, phụ huynh có con đang học lớp 1 Trường tiểu học Thăng Long (Hoàn Kiếm, Hà Nội) chia sẻ: Những đợt dịch đầu tiên, nhà trường áp dụng hình thức học trực tuyến, cả mẹ và con vất vả, nhưng đến nay, chỉ cần mẹ hỗ trợ thao tác nhập tài khoản, còn con đã tự giác ngồi học từ đầu đến cuối giờ, không cần có mẹ ngồi bên cạnh.

Cô giáo Phạm Thị Yến, giáo viên lớp 1 Trường tiểu học Trần Nhân Tông (TP Nam Ðịnh) chia sẻ: Nhà trường đã hoàn tất việc kiểm tra cuối học kỳ II cho học sinh các khối, tuy nhiên, trong thời gian nghỉ phòng dịch, để học sinh không quên những kiến thức đã học, giáo viên đã chủ động lên kế hoạch ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Cụ thể như đối với môn Tiếng Việt, giáo viên giao cho các con đọc truyện để rèn kỹ năng đọc hiểu. Ðồng thời, quay lại clíp có sự hỗ trợ của phụ huynh để kể lại con đã học được gì qua câu chuyện đấy. Ðối với môn Toán, mỗi ngày các con làm một đề để không quên kiến thức đã học.

Nguồn: QUỲNH NGUYỄN và NGỌC ANH (https://nhandan.vn/)

Trường THCS Lê Quý Đôn (TP Tuyên Quang) ngay trong buổi học online đầu tiên sau nghỉ phòng chống dịch đã tổ chức được 60 tiết dạy học trực tuyến với hơn 95% học sinh tham gia. Nhờ sự chuẩn bị đầy đủ, chu đáo về phương tiện kỹ thuật cũng như giáo án, các tiết dạy học đã mang lại hiệu quả, sôi nổi không kém những giờ học trên lớp. Em Đặng Phạm Lan Anh, lớp 7B cho biết, khi học online chúng em cũng được thầy cô trang bị kiến thức đầy đủ, được tham gia phát biểu. Bạn nào ra ngoài có việc phải xin phép bởi giáo viên quản lý bằng cả hình ảnh, các thầy, cô cũng thường xuyên kiểm tra học sinh về mức độ hiểu bài. Bạn nào chưa hiểu có thể hỏi bài ngay. Việc ở nhà nhưng vẫn được học online thường xuyên, hàng ngày giúp chúng em đỡ nhớ trường, nhớ lớp và giúp chúng em không bị hổng kiến thức và bổ sung thêm nhiều kiến thức mới.

Nguồn: Huy Hoàng (https://baotuyenquang.com.vn/)

Cần chuẩn bị những gì để dạy học Online hiệu quả và hấp dẫn hơn?

Trang thiết bị giảng dạy

Để có 1 lớp học trực tuyến hiệu quả, thu hút sự chú ý của học sinh, trước hết các thầy cô giáo cần được trang bị những trang thiết bị cần thiết, chất lượng tốt để đảm bảo truyền tải chất lượng âm thanh, hình ảnh rõ nét nhất đến học sinh. Chắc hẳn rằng không một học sinh nào hứng thú với một lớp học Online có chất lượng âm thanh hình ảnh tệ, không nghe rõ bài giảng, đường truyền Internet hay bị ngắt quãng. Đầu tư vào trang thiết bị phòng học Online chắn hẳn là một khoản đầu tư thông minh và xứng đáng mà các trường học, cơ sở giáo dục, giáo viên cũng như phụ huynh cần xem xét.

Thông thường, một lớp học trực tuyến cần được trang bị đầy đủ các thiết bị ghi hình cho giáo viên như: máy tính, kết nối Internet, bảng trắng, tai nghe có mic khử ồn hoặc microphone khử ồn riêng, Webcam ghi hình chuyên dụng. Đặc biệt, thành phần quan trọng nhất không thể thiếu là phần mềm học trực tuyến, có thể kết nối giáo viên với học sinh, cung cấp các lớp học ảo vô cùng tiện dụng. Phần mềm mổi tiếng nhất hiện nay là Zoom Cloud Meeting, có thể dùng cho cả hội nghị trực tuyến và học tập trực tuyến. Sở hữu kết nối Internet ổn định, chất lượng video, khả năng tạo phòng học ảo đơn giảng nhanh chóng cũng như hàng loạt các tính năng nổi bật vô cùng hữu ích cho việc học như: điểm danh, chia sẻ màn hình, bảng trắng kỹ thuật số, ghi âm,….Zoom đem đến nhiều tùy chọn thú vị cho cả giáo viên và học sinh.

Xem thêm: Thiết bị trực tuyến cần có cho dạy học online

Trang bị, đào tạo kỹ năng giảng dạy trực tuyến cho giáo viên

Dạy học trực tuyến hoàn toàn khác so với các lớp học truyền thống. Vì vậy để có hiệu quả giảng dạy tốt nhất, đội ngũ giáo viên cũng cần được trang bị những kiến thức cần thiết về cách thức giảng dạy Online sao cho hiệu quả. Đặc biệt, giới thiệu về cách thức sử dụng các công nghệ dạy học trực tuyến cũng là một trong những điểm lưu ý cần cân nhắc. Thiết kế bài giảng Online sao cho hấp dẫn sinh động và biết cách sử dụng thuần thục phần mềm dạy học trực tuyến góp phần đáng kể tạo nên sự thành công cho 1 lớp học.

Dạy học trực tuyến thời COVID
Hình ảnh của 1 giáo viên khi đang giảng dạy trực tuyến

Sự hỗ trợ, giúp sức từ phụ huynh

Học Online giai đoạn đầu có thể khiến các em học sinh cảm thấy chưa quen và nhanh chóng chán nản. Tuy nhiên, gia đình và phụ huynh cần khuyến khích và hỗ trợ các em trong giai đoạn này. Đặc biệt, đối với các học sinh nhỏ tuổi ( học sinh mẫu giáo, học sinh tiều học), các em còn tăng động và chưa sử dụng thành thạo công nghệ, vì vậy cần có sự hướng dẫn và hỗ trợ tận tâm từ phía phụ huynh. Không gian học tập cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo cảm giác hứng thú học tập cho các em. Tạo góc học tập sinh động, thoáng đãng, thoải mái sẽ giúp các em cảm thấy thích thú hơn vào mỗi tiết học. Có thể trang bị thêm Webcam ghi hình, tai nghe cách âm hay loa ngoài để cải thiện chất lượng âm thanh và hình ảnh khi tham gia học Online. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại Webcam, tai nghe khử ồn giá rẻ, chất lượng tốt, phù hợp sử dụng để học trực tuyến mà phụ huynh có thể tham khảo.

Tổng kết

Có thể thấy câu chuyện “Dạy học trực tuyến thời COVID” là vấn đề trăn trở của nhiều phụ huynh học sinh cũng như các đơn vị giáo dục. Tuy nhiên, không thể chỉ vì những cản trở do đại dịch gây ra mà làm gián đoạn quá trình học tập và trau dồi tri thức của các em học sinh/ sinh viên. Với những tiến bộ về khoa học công nghệ thời đại 4.0, chúng ta hoàn toàn có thể khắc phục tình trạng này, biến những khó khăn, thách thức trước trước mắt thành cơ hội phát triển vượt bậc.

Đánh giá

Có thể bạn quan tâm...